Natri – Nguyên Tố Hoá Học
Natri là gì?
Natri là nguyên tố hoá học được ký hiệu bằng chữ “Na” và mang số nguyên tố 11 trong bảng tuần hoàn. Thuộc nhóm kim loại kiềm, natri là một kim loại mềm, màu bạc, và có tính phản ứng cao.
Natri tự nhiên không tồn tại dưới dạng nguyên chất vì tính phản ứng mạnh, thường tìm thấy trong các hợp chất như natri clorua (muối).
Đặc điểm của natri
Tính chất vật lý
- Natri là kim loại mềm, dễ cắt, có màu bạc láng.
- Khối lượng nguyên tử: 22.990 amu.
- Nhiệt độ nóng chảy: 97.72 °C; nhiệt độ sôi: 883 °C.
- Dẫn điện và nhiệt tốt.
Tính chất hoá học
- Tính phản ứng cao, dễ dàng phản ứng với nước để tạo ra hiđro và dung dịch kiềm natri hydroxide.
- Phản ứng với oxy trong không khí để tạo ra natri oxit hoặc natri peroxit.
Ứng dụng của natri
Trong công nghiệp
- Sản xuất hoá chất: Natri được sử dụng trong sản xuất natri hydroxide (xút) và natri cacbonat, hai hoá chất quan trọng trong công nghiệp.
- Kim loại hoá: Natri được dùng trong việc chiết xuất các kim loại như titan và zirconi.
Trong y tế
- Dung dịch y khoa: Natri clorua được dùng trong dung dịch truyền tính mạch.
- Chữa bệnh: Natri bicarbonat được sử dụng như một chất trung hoà acid dạ dày.
Trong sinh hoạt
- Gia vị thực phẩm: Muối (natri clorua) là gia vị quan trọng trong nấu ăn.
- Bảo quả thực phẩm: Muối được dùng để bảo quả các loại thực phẩm như thịt xông khói, rau dầm muối.
Trong năng lượng
- Truyền nhiệt: Natri lỏng được sử dụng như một chất truyền nhiệt trong các lò phản ứng hàt nhân.